Xác định nguyên nhân gây bệnh lở miệng chuẩn xác theo Y khoa
December 23, 2016 0 commentBệnh lở miệng là bệnh lí phổ biến. Theo ước tính, có 1/5 dân số đã từng mắc bệnh một lần trong đời. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lở miệng và việc xác định chính xác nguyên nhân giúp bạn có thể tìm ra phương pháp điều trị chính xác. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về triệu chứng này qua bài viết sau.
1. Các nguyên nhân gây bệnh lở miệng chủ yếu
Nguyên nhân gây bệnh lở miệng là điều bạn cần xác định đầu tiên nếu muốn trị khỏi bệnh. Đây là một bệnh lí tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây phiền toái, đau đớn cho người bệnh. Khi mắc bệnh, trong các mô mềm của miệng như môi, lưỡi, nướu, má trong,… sẽ xuất hiện những vết loét sưng đỏ, hay mụn trắng,… Những vết này gây đau xót, đặc biệt khi ăn uống, phát âm.
Bệnh lở miệng có thể phát ở nhiều người và thường tái đi tái lại
Thô ng thường, có những nguyên nhân gây bệnh lở miệng chính như sau:
➤ Do nhiễm hecpet trước đó, sau một thời gian ủ bệnh sẽ gây phát bệnh lở miệng. Loại vi-rút này sẽ hoạt động mạnh khi người bệnh đang gặp phải những tình huống căng thẳng, di chuyển nhiều hay môi trường có nhiều bụi bẩn.
➤ Chế độ dinh dưỡng không hợp lí, đặc biệt thiếu hụt chất sắt, kẽm và B complex.
➤ Hệ miễn dịch kém do bẩm sinh hoặc do một số bệnh lí khác, đặc biệt là bệnh rối loạn máu.
➤ Ăn các thực phẩm nóng như mận, xoài, ớt, đồ chiên rán,… gây kích ứng niêm mạc.
Gần đây, y học kết luận nguyên nhân gây bệnh lở miệng mang tính chuẩn xác và có vẻ hợp lý nhất là do siêu vi Herpes Simplex (HSV-1). Đây là loại siêu vi tồn tại sẵn ở nhiều vị trí dưới da của khá nhiều người. Và chỉ cần có các điều kiện thuận lợi như stress, trầm cả, nóng nhiệt, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt,… thì sẽ phát bệnh. Vì thế, mụn nước lở miệng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí và lại có thể lây lan qua da vì nguyên nhân là do virus gây ra.
2. Phòng và trị các nguyên nhân gây bệnh lở miệng như thế nào?
Bệnh lở miệng tuy là do siêu vi gây nên nhưng được xác định là bệnh lành tính. Bệnh tự phát nhưng cũng sẽ tự lành sau khoảng 2 tuần. Cho nên, bình thường bệnh không cần điều trị. Khi mụn nước vỡ ra thì cũng sẽ đóng vảy nhanh chóng và tự liền ngay sau đó.
Lở miệng nên được điều trị sớm và phòng tránh tốt
Tuy nhiên, nếu muốn khỏi bệnh nhanh chóng, thoát khỏi cảm giác đau đớn, phiền toái do lở miệng gây ra, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị. Đồng thời, những thuốc này cũng có tác dụng phòng ngừa để các nguyên nhân gây bệnh lở miệng không có cơ hội tái phát.
Bạn có thể bôi thuốc ngay khi có triệu chứng ngứa rát ở các vị trí xung quanh điểm bị lở để giảm cảm giác rát ngứa, khó chịu. Có một số loại thuốc có thể dùng để tự bôi khi phát bệnh như Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir, Penciclovir,… để kháng virus giúp bệnh nhanh liền hơn.
Lưu ý là nếu bệnh sau 2 tuần không khỏi hoặc có dấu hệu tăng mạnh thì tốt nhất nên đi khám để được bác sỹ răng miệng tư vấn và điều trị tốt hơn.
Nên dùng các loại thuốc bôi lở miệng để trị và phòng bệnh tái phát
Trong thời gian phát bệnh, bạn nên chú ý cẩn thận khi tiếp xúc với người khác vì bệnh này rất dễ lây lan, tránh để vết lở loét chạm vào da người khác, tránh sờ tay vào vết lở, nếu có phải rửa sạch tay ngay. Đây là bệnh lành tính nhưng vẫn cần được chú ý khi phát bệnh hoặc tái phát nhiều lần.
Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh lở miệng. Bởi nếu vệ sinh răng miệng không tốt cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến sự tấn công của vi khuẩn. Bạn nên đánh răng thường xuyên 3 lần/ngày, kết hợp súc miệng với nước muối và chỉ nha khoa để khoang miệng luôn được sạch sẽ
Trên đây là một số thông tin hữu ích bạn cần biết về các nguyên nhân gây bệnh lở miệng cũng như cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kì vấn đề nào còn băn khoăn, bạn có thể liên hệ hotline 1900.6900 hoặc điền vào form đăng kí tư vấn dưới đây, các chuyên gia luôn sẵn lòng giải đáp cho bạn.
XEM THÊM:
Bạn đang xem: Xác định nguyên nhân gây bệnh lở miệng chuẩn xác theo Y khoa trong Tìm hiểu về bệnh lở miệng
- Sổ tay bệnh lở miệng: Dấu hiệu, nguyên nhân & Cách khắc phục
- Nha sĩ chia sẻ: Bị lở miệng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
- Trẻ bị lở miệng phải làm sao, có nguy hiểm không?
- Bị lở miệng nên ăn gì chấm dứt đau nhức nhanh chóng nhất
- Khám bệnh lở miệng ở đâu tốt nhất hiện nay? Tư vấn chuyên gia
- Bệnh lở miệng ở người lớn có nguy hiểm, chữa thế nào?
- Sâu răng ở trẻ em do đâu? 5 Cách chữa sâu răng cho trẻ TỐT nhất
- Địa chỉ chữa răng sâu ở đâu tốt, uy tín tại Hà Nội & HCM
- Trường hợp răng số 8 lung lay phải làm sao? Tư vấn – giải đáp
- 3 Cách Chữa hôi miệng chảy máu chân răng NHANH CHÓNG & TRIỆT ĐỂ
- TOP 6 loại Thuốc trị hôi miệng tận gốc, dứt điểm nhanh chóng
- 17 Cách chữa sâu răng tại nhà ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ siêu tốc