Trang chủ Tin Tức Nha Khoa Tìm hiểu chi tiết Cấu tạo hàm răng người

Tìm hiểu chi tiết Cấu tạo hàm răng người

1/ Cấu tạo hàm răng người như thế nào?

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo hàm răng người như thế nào khi ở độ tuổi trưởng thành. Răng trưởng thành bắt đầu thay thế răng sữa khi con người ở vào độ tuổi 12. Khi đó, cấu tạo hàm răng bao gồm 4 nhóm răng: răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm.

Cấu trúc bộ răng người như thế nào? Giải đáp từ chuyên gia 1

Cấu tạo hàm răng người

? Răng cửa: Bao gồm 8 chiếc răng ở chính giữa hàm trên và hàm dưới, có nhiệm vụ cắn thức ăn. Răng cửa hàm trên sẽ to hơn hàm dưới và tát cả chúng đều chỉ có 1 chân răng. Răng cửa có hình hơi dẹt, cạnh bên mỏng dần từ chân răng xuống phía dưới.

? Răng nanh: Bao gồm 4 chiếc cả hàm trên và hàm dưới, nằm sát cạnh răng hàm, có nhiệm vụ xé thức ăn. Hình thể răng nhọn, dài và rất sắc. Nhiều nơi còn gọi răng nanh là răng giáo vì nó mang hình như ngọn giáo.

? Răng tiền hàm: Bao gồm 8 chiếc cả hàm trên và hàm dưới, có chức năng làm cầu nối xé và nghiền thức ăn. Răng có hình lập phương, mặt răng chia làm 2 đỉnh khá đều và nhọn. Tùy vào từng trường hợp, chiếc răng đầu tiên hai bên ở hàm trên thường có hai chân răng, những chiếc còn lại chỉ có 1 chân.

? Răng hàm: Bao gồm răng hàm số 6 và số 7, tổng cộng cả hai hàm có 8 chiếc, có nhiệm vụ chủ yếu là nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Răng hàm thường có từ 2 – 3 chân răng, hình thể to, chắc khỏe.

Cấu trúc bộ răng người như thế nào? Giải đáp từ chuyên gia 2

Răng khôn xuất hiện khá muộn

Ngoài ra, cấu tạo răng người như thế nào cũng còn tùy thuộc vào tình trạng của từng người. Ở người trưởng thành còn có sự xuất hiện của răng khôn. Răng thường mọc khá muộn, hầu như không giữ chức năng gì mà còn có thể gây nhiều bệnh răng miệng nên thường được bác sĩ khuyên nhổ bỏ.

>>> Xem ngay: Răng khôn có mọc hàm trên không? Bác sĩ giải đáp

2/ Bên trong cấu trúc răng người như thế nào?

Ở bên trong, cấu trúc bộ răng người sẽ được phân tích cụ thể theo từng phần:

? Men răng là lớp bao bọc phía ngoài cùng, có thể chịu được những tác động khá lớn từ bên ngoài. Nó được cấu tạo bởi 96% là muối vô cơ và được coi là chất cứng nhất trong cơ thể người.

? Ngà răng nằm bên trong men răng, có màu hơi vàng và khá xốp. Ngà răng chứa các đầu nút dây thần kinh nên khá nhạy cảm với các tác động nóng, lạnh bên ngoài.

Cấu trúc bộ răng người như thế nào? Giải đáp từ chuyên gia 3

Cấu tạo bên trong của răng

? Tủy răng là phần trong cùng, được coi như trái tim của răng đó. Đây là phần nhạy cảm nhất của răng, bao gồm ống tủy và các mạch máu, giúp lưu thông, vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi răng.

? Các bộ phận khác như xương chân răng, nha chu, xương ổ răng giúp neo giữ thân răng và kết nối răng với khuôn hàm một cách chắc chắn.

3/ Cách chăm sóc răng miệng đúng cách

Hiểu rõ về cấu tạo hàm răng người như thế nào cũng là một yếu tố giúp bạn có cách chăm sóc răng tốt hơn. Bác sĩ khuyên bạn:

  • Chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, chú ý chải đều ở các mặt răng và phần răng hàm phía trong cùng.
  • Hạn chế tối đa ăn những thức ăn quá cứng hoặc dùng răng vào những việc như mở lắp chai, cắn đồ… vì có thể làm hỏng men răng.
  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn thay vì tăm xỉa răng vì có thể làm tổn thương men răng và các mô mềm.
  • Nghe tư vấn của bác sĩ nha khoa về cấu tạo răng miệng như thế nào cụ thể nhất cho trường hợp của bản thân.
  • Lấy cao răng định kì 3 – 6/ lần để làm sạch mảng bám đồng thời phát hiện và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng

Cấu trúc bộ răng người như thế nào? Giải đáp từ chuyên gia 4

Thăm khám răng miệng định kì 3  – 6 tháng/lần

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo hàm răng (cấu trúc hàm răng người như thế nào), mọi thắc mắc liên quan, bạn có thể chia sẻ với chúng tôi bằng cách điền vào form đăng kí bên dưới, các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cụ thể cho bạn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[THÔNG BÁO] Lịch nghỉ Tết và Khai Xuân Canh Tý nha khoa Paris toàn quốc

[THÔNG BÁO] Lịch nghỉ Tết và Khai Xuân Canh Tý nha khoa Paris toàn quốc

Lịch nghỉ Tết và Khai Xuân Canh Tý nha khoa Paris Kính gửi quý khách hàng! Trước thềm năm mới, nha khoa Paris xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn chúng tôi là người đồng hành trong hành trình chăm sóc nụ cười của mình trong ...

Địa chỉ chữa răng sâu ở đâu tốt, uy tín tại Hà Nội & HCM

Địa chỉ chữa răng sâu ở đâu tốt, uy tín tại Hà Nội & HCM

Sâu răng có nguy hiểm hay không? Sâu răng ban đầu không có triệu chứng gì rõ rệt mà chỉ đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa ...

Răng cấm là gì? Tổng hợp trọn bộ thông tin cần biết về răng cấm

Răng cấm là gì? Tổng hợp trọn bộ thông tin cần biết về răng cấm

1/ Răng cấm là gì ? Răng cấm là chiếc răng cối số 6, chiếc răng hàm đầu tiên tính từ bên ngoài vào. Răng cấm nằm khá sâu trên cung hàm tuy nhiên lại chịu trọng lực nghiến đè khá lớn trong quá trình ăn nhai, do đó răng cấm là chiếc răng đặc ...

Cách chữa móm tại nhà có thực sự mang lại hiệu quả?

Cách chữa móm tại nhà có thực sự mang lại hiệu quả?

1/ Cách chữa móm tại nhà như thế nào? Dạo gần đây, rất nhiều người truyền tai nhau cách chữa móm tại nhà “thần kì”, đó là dùng tay đẩy răng. Phương pháp này được biết đến với ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém và không mất công đến nha ...

Nguyên nhân gây sâu răng cửa và cách chữa trị NHANH CHÓNG

Nguyên nhân gây sâu răng cửa và cách chữa trị NHANH CHÓNG

1. Nguyên nhân gây sâu răng cửa Sâu răng cửa là bệnh lí ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, bởi răng cửa là bộ mặt đại diện cho cả hàm răng. Ngoài ra, thức ăn rất dễ giắt vào các lỗ sâu khiến tình trạng sâu răng ngày càng ...

Bệnh nghiến răng ở trẻ em có chữa được không?

Bệnh nghiến răng ở trẻ em có chữa được không?

Trả lời: Chào bạn Đinh Hương, rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi “bệnh nghiến răng ở trẻ có chữa được không” đến trung tâm tư vấn của nha khoa Paris, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau: Bệnh nghiến răng là một căn bệnh cũng khá ...