Trang chủ Bệnh lý Răng miệng Bệnh khô miệng Khô miệng là bệnh gì và cách chữa trị hiệu quả

Khô miệng là bệnh gì và cách chữa trị hiệu quả

1/ Thực chất hiện tượng khô miệng là bệnh gì?

Khi cơ thể lên tiếng tức là tình hình sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề cần được giải quyết

Khô miệng là biểu hiện tổng hợp của nhiều bệnh lý khác nhau, không chỉ từ vấn đề răng miệng. Đây là tình trạng nước bọt tiết ra thấp, không đủ làm ẩm khoang miệng và họng. Như vậy, hiện tượng khô miệng khi ngủ dậy xuất hiện là do tuyến nước bọt có vấn đề.

Hiện tượng Khô miệng là bệnh gì và giải đáp về cách điều trị

Khô miệng là bệnh gì  ? – Xuất hiện nhiều gờ trắng trên mặt lưỡi, cảm giác khô rát khoang miệng

 ➡  Hiện tượng khô miệng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh như là:

  • Giảm sút khả năng tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, dễ mắc các bệnh bao tử
  • Khi nước bọt tiết ra không đủ trung hòa axit có trong khoang miệng, dẫn đến hôi miệng và gia tăng khả năng sâu răng.
  • Đau rát miệng, họng có thể chảy máu khi nói cười lớn hoặc ăn nhai
  • Tinh thần mệt mỏi, da xanh xao kém sắc,…

2/ Bị khô miệng có thể do đâu?

Tính đến nay, chưa có một báo cáo cụ thể nào về khô miệng là bệnh gì, mà khô miệng được hiểu là biểu hiện bệnh lý của răng miệng hoặc toàn thân. Để biết chính xác bạn bị khô miệng do đâu thì bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín thăm khám cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng bạn nên biết:

Hiện tượng Khô miệng là bệnh gì và giải đáp về cách điều trị

Bệnh suy tim thường kèm theo chứng khô miệng 

– Các bệnh lý cơ thể như: mất nước, bị lở miệng, xuất huyết, tiểu tiện, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, đái tháo đường, suy tim, hội chứng tăng urê máu, rối loạn nội tiết, căng thẳng, trầm cảm, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, bệnh Alzheimer, HIV/AIDS, viêm khớp và hội chứng Sjogren…cũng có thể là lý do dẫn đến chứng khô miệng.

– Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng: làm phá hủy từ từ các mô tuyến nước bọt và hậu quả là làm giảm cơ chế tiết nước bọt.

– Do việc sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc kháng sinh, một số thuốc hạ áp, thuốc trị chứng đau nửa đầu (migraine), thuốc chống nôn, thuốc trị bệnh parkinson sẽ khiến cho cảm giác khô miệng ngày càng tăng lên…

– Do điều trị hóa học: Tại sao bị khô miệng còn có thể là do các phương pháp hóa học trị liệu, điều trị phóng xạ hoặc bị thương ở đầu hoặc cổ. Các chấn thương ở đầu hoặc cổ có thể tác động tới các dây thần kinh điều khiển các tuyến nước bọt.

Hiện tượng Khô miệng là bệnh gì và giải đáp về cách điều trị 3

Thói quen ngáy hoặc thở bằng miệng khi ngủ có thể dẫn đến chứng khô miệng

– Bị ngạt mũi: Điều này bắt nguồn từ thành vách ngăn mũi bị lệch hoặc do không khí lạnh, do viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến tình trạng chất nhầy đóng trong mũi quá nhiều, làm nghẽn đường lưu thông của không khí vào cơ thể mũi dẫn đến bị khô miệng.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây bệnh khô miệng khá phổ biến khác như như uống quá nhiều rượu vào buổi tối cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước và gây nên cảm giác khô nẻ ở miệng vào buổi sáng, thở bằng miệng khi ngủ… Nếu để lâu ngày, việc điều trị bệnh khô miệng sẽ trở lên khó khăn hơn rất nhiều.

3/ Chứng khô miệng có biểu hiện như thế nào?

Hiện tượng Khô miệng là bệnh gì và giải đáp về cách điều trị 4

Khô nứt miệng là những dấu hiệu kèm theo khô miệng

Dấu hiệu của chứng khô miệng (khô họng) chủ yếu ở các bệnh nhân là

– Cảm giác khó chịu, khô niêm mạc miệng và họng, đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác, đặc biệt là trên lưỡi.

– Bạn sẽ cảm thấy khát thường xuyên, khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói, miệng có mùi hôi.

– Ở một số bệnh nhân, hôi miệng còn biểu hiện ở triệu chứng teo, nứt niêm mạc (đặc biệt là môi) và gây chảy máu, lở loét trong miệng, vết loét hoặc tách da ở các góc của miệng, nứt môi.

– Nhiễm trùng niêm mạc miệng hiếm khi xảy ra và khi nó xảy ra thường là do nấm vòm miệng.

 Tham khảo: 8 Cách trị hôi miệng tại nhà an toàn và hiệu quả

4/ Cách chữa trị bệnh khô miệng hiệu quả an toàn nhất

  • Chú ý cách chăm sóc răng miệng 

Chăm sóc răng miệng hàng ngày cũng như chế độ ăn uống cũng có ý nghĩa tác động khá nhiều đến việc chữa bệnh khô miệng.

Hiện tượng Khô miệng là bệnh gì và giải đáp về cách điều trị 5

Tránh xa các chất kích thích sẽ làm thuyên giảm cảm giác khô miệng, đau rát

+ Tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc có tính axit cao vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng. Trong thực đơn hàng ngày cần có nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt, pho mát, chất béo có mùi mạnh. Nên hạn chế lượng caffeine bởi chất caffeine có thể làm cho miệng của bạn bị khô hơn.

+ Chú ý chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride để ngừa sâu răng. Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khô miệng mà thay vào đó là súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm và làm sạch miệng. Lưu ý nên làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng để hạn chế vi khuẩn và mảng bá tích tụ trên lưỡi gây hôi miệng.

+ Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để làm sạch răng miệng sau khi ăn

+ Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước

+ Nếu bạn sử dụng răng giả hãy lắp răng thật khít và vệ sinh nó mỗi ngày thật sạch sẽ

  •  Điều trị dựa vào nguyên nhân 

Muốn biết khô miệng khát nước là bệnh gì và cách điều trị ra sao thì bạn cần đến sự thăm khám của bác sĩ răng miệng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô miệng mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể nhất cho bạn sau khi thăm khám kỹ lưỡng.

Hiện tượng Khô miệng là bệnh gì và giải đáp về cách điều trị 6

Thăm khám cụ thể để có cách điều trị hợp lý

+ Nếu nguyên nhân gây khô miệng do sử dụng thuốc thì bạn cần phải giảm liều lượng thuốc hoặc sử dụng thuốc thay thế có thể khắc phục.

+  Nguyên nhân khô miệng khi viêm nhiễm do vi trùng thì dùng kháng sinh, do nấm thì dùng thuốc trị nấm…

+ Với trường hợp nguyên do xuất phát từ sỏi tuyến nước bọt gây tắc nghẹt thì cần phẫu thuật để điều trị tình trạng răng miệng này.

Một số thông tin trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn nhưng kiến thức cơ bản về hiện tượng khô miệng là bệnh gì. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris bằng cách gửi câu hỏi vào form dưới đây để được các bác sĩ răng miệng giải đáp chi tiết miễn phí. Chúc bạn luôn có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[THÔNG BÁO] Lịch nghỉ Tết và Khai Xuân Canh Tý nha khoa Paris toàn quốc

[THÔNG BÁO] Lịch nghỉ Tết và Khai Xuân Canh Tý nha khoa Paris toàn quốc

Lịch nghỉ Tết và Khai Xuân Canh Tý nha khoa Paris Kính gửi quý khách hàng! Trước thềm năm mới, nha khoa Paris xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn chúng tôi là người đồng hành trong hành trình chăm sóc nụ cười của mình trong ...

Địa chỉ chữa răng sâu ở đâu tốt, uy tín tại Hà Nội & HCM

Địa chỉ chữa răng sâu ở đâu tốt, uy tín tại Hà Nội & HCM

Sâu răng có nguy hiểm hay không? Sâu răng ban đầu không có triệu chứng gì rõ rệt mà chỉ đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa ...

Răng cấm là gì? Tổng hợp trọn bộ thông tin cần biết về răng cấm

Răng cấm là gì? Tổng hợp trọn bộ thông tin cần biết về răng cấm

1/ Răng cấm là gì ? Răng cấm là chiếc răng cối số 6, chiếc răng hàm đầu tiên tính từ bên ngoài vào. Răng cấm nằm khá sâu trên cung hàm tuy nhiên lại chịu trọng lực nghiến đè khá lớn trong quá trình ăn nhai, do đó răng cấm là chiếc răng đặc ...

Tìm hiểu chi tiết Cấu tạo hàm răng người

Tìm hiểu chi tiết Cấu tạo hàm răng người

1/ Cấu tạo hàm răng người như thế nào? Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo hàm răng người như thế nào khi ở độ tuổi trưởng thành. Răng trưởng thành bắt đầu thay thế răng sữa khi con người ở vào độ tuổi 12. Khi đó, cấu tạo hàm ...

Cách chữa móm tại nhà có thực sự mang lại hiệu quả?

Cách chữa móm tại nhà có thực sự mang lại hiệu quả?

1/ Cách chữa móm tại nhà như thế nào? Dạo gần đây, rất nhiều người truyền tai nhau cách chữa móm tại nhà “thần kì”, đó là dùng tay đẩy răng. Phương pháp này được biết đến với ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém và không mất công đến nha ...

Nguyên nhân gây sâu răng cửa và cách chữa trị NHANH CHÓNG

Nguyên nhân gây sâu răng cửa và cách chữa trị NHANH CHÓNG

1. Nguyên nhân gây sâu răng cửa Sâu răng cửa là bệnh lí ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, bởi răng cửa là bộ mặt đại diện cho cả hàm răng. Ngoài ra, thức ăn rất dễ giắt vào các lỗ sâu khiến tình trạng sâu răng ngày càng ...