Trang chủ Bệnh lý Răng miệng Bệnh sâu răng Sâu răng là gì? Dấu hiệu, Nguyên nhân, Chữa trị & ngăn ngừa ra sao?

Sâu răng là gì? Dấu hiệu, Nguyên nhân, Chữa trị & ngăn ngừa ra sao?

1/ Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng cấu trúc răng bị ăn mòn, phá hủy bởi vi khuẩn tồn tại trong mảng bám gây ra các lỗ hổng trên răng. Bệnh sâu răng phổ biến không chỉ ở trẻ em mà còn ở cả người trưởng thành. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến đau nhức răng nghiêm trọng, viêm nướu hay thậm chí mất răng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh sâu răng là gì ? - Cách điều trị & ngăn ngừa hiệu quả 1

Sâu răng là bệnh lý răng bị ăn mòn và phá hủy bởi vi khuẩn trong mảng bám

Các loại sâu răng gồm:

+Sâu bề mặt răng: là dạng sâu răng phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn, sâu mặt răng thường thấy ở những mặt nhai hoặc ở giữa kẽ răng.

+ Sâu chân răng:  khi chúng ta có tuổi, nướu sẽ tụt, để lộ những phần chân răng. Do phần chân răng không có lớp men răng bảo vệ, những phần bị lộ ra sẽ dễ bị sâu.

+ Sâu răng tái phát: sâu răng có thể hình thành xung quanh quanh vùng trám và mão răng.

2/ Triệu chứng sâu răng thường gặp

Khi bị sâu răng bạn sẽ dễ dàng nhận thấy một số dấu hiệu và triệu chứng như sau:

• Răng trở nên nhạy cảm với thực phẩm nóng hoặc lạnh cảnh báo đang bị vi khuẩn tấn công

• Đau nhức răng gây cản trở khi ăn nhai

• Bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng như hạt gạo

• Bề mặt nhai hoặc bề mặt răng có rãnh màu nâu hoặc lỗ hổng màu đen, lúc này sâu răng đang tiến triển mạnh.

3/ Nguyên nhân gây sâu răng là gì?

Đầu tiên, việc xác định nguyên nhân gây sâu răng là gì sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh sâu răng được đạt hiệu quả cao. Sâu răng có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

– Do vệ sinh chưa đúng cách và khoa học

Mảng bám là nơi cư ngụ của hàng chục nghìn loại vi khuẩn khác nhau gây hôi miệng và cách bệnh lý, mà đánh răng thôi sẽ không đủ. Vì thế mà axit trong khoảng miệng cứ tăng dần lên gây xoang li ti đến lớn trên bề mặt răng.

Bệnh sâu răng là gì ? - Cách điều trị & ngăn ngừa hiệu quả 2

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh lý sâu răng rất 

– Tuổi tác:

Trẻ nhỏ thường xuyên ăn đồ ngọt, dính dẻo có nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng cao hơn. Thêm vào đó, men răng sữa rất yếu nên việc vi khuẩn xâm lấn không có gì quá ngạc nhiên.

Người cao tuổi, men răng bị lão hóa cũng thúc đẩy quá trình sâu răng diễn ra nhanh chóng hơn, có thể lan tỏa ra toàn hàm.

– Bẩm sinh

Những người có men răng yếu, răng nhiễm kháng sinh dê bị mắc sâu răng cao hơn người bình thường 5 – 6 lần.

4/ Khắc phục sâu răng như thế nào an toàn hiệu quả

Khi đã hiểu về sâu răng là gì và những nguyên nhân gây ra tình trạng này, bạn cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ nha khoa.

Bệnh sâu răng là gì ? - Cách điều trị & ngăn ngừa hiệu quả 3

Điều trị sâu răng bằng các biện pháp nha khoa có thể khắc phục triệt để bệnh lý này

Thông thường, khi mới chớm sâu răng, thường các bệnh nhân thường chủ quan và bỏ qua, chỉ đến khi có những dấu hiệu đau nhức, khó chịu dữ dội và thường xuyên hơn, các bệnh nhân mới tìm đến bác sĩ nha khoa, lúc đó bệnh sâu răng cũng đã tiến triển nặng hơn. Việc điều trị tất nhiên sẽ tốn kém hơn về mặt thời gian và chi phí.

Sau răng giai đoạn đầu thường được khắc phục bằng cách hàn trám hoặc bọc sứ. Phương pháp khắc phục này khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao, chi phí lại tương đối hợp lý.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng sâu răng nặng hơn, bạn thậm chí cần phải nhổ bỏ răng để tránh lây nhiễm sang những răng khác. Sau đó, trồng lại răng mới để đảm bảo việc ăn nhai và tránh tình trạng tiêu xương hàm. Chi phí sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với phương pháp hàn trám ban đầu khi sâu răng chưa tiến triển nặng.

5/ Ngăn ngừa sâu răng tái phát 

Mặc dù đã tiến hành điều trị sâu răng nhưng quá trình chăm sóc răng không tốt sẽ khiến vi khuẩn tái xâm lấn mô răng. Vì vậy, cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng/ lần ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám
  • Chải răng đều đặn 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và kết hợp nước súc miệng diệt khuẩn
  • Chế độ ăn uống hợp lí, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường. Bổ sung rau củ quả giòn, giàu chất xơ
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Những thông tin trên hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sâu răng là gì và những cách khắc phục. Nếu cần thêm bất cứ thông tin gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách điền vào form đăng kí bên dưới, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sâu răng ở trẻ em do đâu? 5 Cách chữa sâu răng cho trẻ TỐT nhất

Sâu răng ở trẻ em do đâu? 5 Cách chữa sâu răng cho trẻ TỐT nhất

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em Để biết cách chữa sâu răng cho trẻ em nào là hiệu quả nhất, các bậc cha mẹ nên hiểu rõ căn nguyên gây ra bệnh xuất phát từ yếu tố nào, mới có thể chữa trị tận gốc bệnh sâu răng ở trẻ em. Sâu răng ...

17 Cách chữa sâu răng tại nhà ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ siêu tốc

17 Cách chữa sâu răng tại nhà ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ siêu tốc

1. Cách chữa sâu răng tại nhà với kẹo cao su không đường Kẹo cao su không đường có chứa một hợp chất được gọi là casein phosphopeptide – vô định hình canxi phosphate (CPP-ACP) cũng như xylitol, đã được nghiên cứu cho khả năng kích thích dòng nước ...

Giải đáp: Sâu răng cấm có nên nhổ hay không?

Giải đáp: Sâu răng cấm có nên nhổ hay không?

Trả lời : Chào bạn Minh Tuyết! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng nha khoa Paris và gửi câu hỏi tới chúng tôi. Về thắc mắc “Sâu răng cấm có nên nhổ hay không?” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau. Sâu răng cấm có nên nhổ hay ...

Cách chữa sâu răng cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả

Cách chữa sâu răng cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả

1/ Đâu là cách chữa sâu răng cho bà bầu tốt nhất? Sâu răng là bệnh lí về răng miệng phổ biến. Bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng rất nguy hiểm, đặc biệt là với bà bầu, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm tăng ...

Sâu răng hàm do đâu? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Sâu răng hàm do đâu? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị

1/ Nguyên nhân gây sâu răng hàm Răng hàm là phần răng nằm phía sâu bên trong khuôn hàm, bao gồm 8 răng hai bên hàm, cả ở trên và ở dưới. Một số người sau khi mọc răng khôn thì cũng có thể coi đó là một răng hàm và chiếc răng này cũng ...

Sâu răng khôn nên làm gì HỢP LÝ nhất: Nhổ bỏ hay hàn trám?

Sâu răng khôn nên làm gì HỢP LÝ nhất: Nhổ bỏ hay hàn trám?

Trả lời : Chào bạn Trúc Linh ! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Sâu răng khôn nên nhổ bỏ hay hàn trám” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau. 1/ Sâu răng khôn nên làm gì? ...